Doanh nghiệp quyên góp ủng hộ thì có được trừ thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Doanh nghiệp quyên góp ủng hộ thì có được trừ thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Thời gian qua, những thiệt hại do thiên tai, đặc biệt là lũ lụt, đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống người dân và nền kinh tế. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã thể hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đóng góp, ủng hộ các chương trình cứu trợ. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là liệu các khoản đóng góp này có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hay thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không? 

Thuế thu nhập cá nhân ở Hungary tính như thế nào?

(Ảnh minh họa)

1. Những khoản tiền được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định:

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này”.

Bên cạnh đó,  khoản 2, Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP có quy định như sau: “Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Như vậy, doanh nghiệp ủng hộ tiền hỗ trợ Nhà nước khắc phục thiên tai trên tinh thần tự nguyện và đáp ứng được các điều kiện được trừ thuế cũng như không thuộc các trường hợp các khoản chi không được trừ thì khoản hỗ trợ có thể được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Khi nào thì tiền ủng hộ không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

Khoản 2, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định về những khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

“2.Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

[…]

2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a  này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:

a) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền)”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, chỉ những khoản ủng hộ có mục đích từ thiện, nhân đạo hoặc tài trợ theo đúng quy định của Nhà nước mới được xem là chi phí hợp lý để trừ khi tính thuế thu nhập doanh . Nếu khoản tiền ủng hộ không nằm trong danh mục này, ví dụ như ủng hộ không rõ mục đích, cho các tổ chức không được công nhận, thì sẽ không được trừ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đáp ứng đầy đủ các giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu.