Vi phạm đạo đức nghề nghiệp ngành y có bị thu hồi giấy phép kinh doanh không?

Vi phạm đạo đức nghề nghiệp ngành y có bị thu hồi giấy phép kinh doanh không?

Vi phạm đạo đức ngành y là một vấn đề nghiêm trọng và phức tạp, có thể gây ra hậu quả nặng nề cho cả bệnh nhân và xã hội. Vì vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đạo đức và quy định pháp luật trong ngành y là cực kỳ quan trọng để bảo vệ quyền lợi và an toàn của bệnh nhân, cũng như duy trì sự tôn trọng và uy tín của nghề y.

Hình ảnh minh họa

1. Như thế nào là vi phạm đạo đức nghề nghiệp ngành  y? 
Vi phạm đạo đức ngành y là hành vi của các chuyên gia y tế, như bác sĩ, y tá hoặc các nhân viên y tế khác mà không tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức đã được đặt ra để bảo vệ quyền lợi, an toàn và sự tôn trọng đối với bệnh nhân.
2. Các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và xử lý vi phạm
Căn cứ Điều 27 Quy định 181 – QĐ/TW năm 2013 xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định như sau:
2.1 Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
– Không trung thực trong kê khai và thanh toán các chi phí khám bênh, chữa bệnh
– Vi phạm các quy chế, quy định về chuyên môn trong ngành y tế
– Phân biệt đối xử với người bệnh, có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà, sách nhiễu cho người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh.
– Giao cho người bệnh thuốc kém chất lượng, hết hạn sử dụng, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
– Kê đơn và chỉ định người bệnh mua thuốc tại cửa hàng thuốc, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám, chữa bệnh có liên quan đến mình để nhận hoa hồng.
2.2 Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ)
– Sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
– Không hết lòng cứu chữa người bệnh, để xảy ra những hậu quả đối với người bệnh.
– Kê đơn thuốc cho người bệnh không phù hợp với chẩn đoán và không bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
– Bản thân có thiếu sót, khuyết điểm không tự giác nhận trách nhiệm về mình, đỗ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
– Thiếu trách nhiệm trong việc khám, chữa bệnh; yêu cầu người bệnh đến khám và điều trị tại cơ sở y tế tư nhân do mình lập ra hoặc cơ sở y tế do mình tham gia thành lập nhằm trục lợi.
– Vi phạm các quy định về chuyên môn, kỹ thuật trong khám, chữa bệnh, gây hậu quả cho người bệnh.
2.3 Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
– Tự ý rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, không theo dõi và xử trí kịp thời đối với các diễn biến của người bệnh dẫn đến tử vong.
– Thờ ơ, không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh, chuẩn đoán, xử lý kịp thời đối với người bệnh dẫn đến người bệnh bị tử vong.
– Đặt điều kiện về vật chất hoặc ngang nhiên vòi vĩnh người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân trong quá trình khám, chữa bệnh.
– Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin với trách nhiệm khám, chữa bệnh.
3.Thủ tục xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp ngành y
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan có thẩm quyền kết luận về việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền kết luận về việc người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề gửi văn bản về Cơ quan được giao quản lý về y tế.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Cơ quan được giao quản lý về y tế báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ hành nghề.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ hành nghề theo Mẫu số 04a Phụ lục V kèm theo Nghị định số 16/2024/NĐ-CP. Nội dung quyết định đình chỉ hành nghề phải căn cứ vào văn bản kết luận;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định đình chỉ hành nghề của cấp có thẩm quyền, Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm:
a) Thông báo tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Quốc phòng quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Gửi quyết định đình chỉ cho người hành nghề hoặc thực hiện việc giới hạn phạm vi hành nghề của người bị đình chỉ trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
c) Gửi quyết định đình chỉ cho cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề đó đối với trường hợp cơ quan ra quyết định đình chỉ không phải là cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề.