Có thể làm căn cước cho con có tên nước ngoài được không ?

Có thể làm căn cước cho con có tên nước ngoài được không ?

Trong những năm gần đây, với xu hướng hội nhập quốc tế, nhiều cha mẹ tại Việt Nam đã lựa chọn đặt tên cho con theo tiếng nước ngoài theo sở thích hoặc do bố hay mẹ là người nước ngoài. Tuy nhiên, điều này đặt ra câu hỏi quan trọng: Liệu khi đặt tên con theo ngôn ngữ nước ngoài, cha mẹ có thể làm căn cước công dân (CCCD) cho con ở Việt Nam không? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều gia đình, bởi việc cấp căn cước công dân không chỉ liên quan đến quyền lợi pháp lý mà còn ảnh hưởng đến quá trình sinh sống và làm việc của trẻ sau này. Bài viết này sẽ làm rõ các quy định hiện hành về việc đặt tên nước ngoài và thủ tục làm căn cước công dân cho trẻ em tại Việt Nam.

Rủi ro tiềm ẩn khi cho người khác mượn, chụp ảnh CCCD gắn chip (2023)

1. Căn cước công dân là gì ?

Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước 2023 có quy định như sau: ” Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người”.

Như vậy có thể thấy, căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. CCCD chứa các thông tin cá nhân cơ bản như họ tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán và địa chỉ thường trú của công dân, đồng thời có gắn mã số định danh cá nhân duy nhất.

CCCD được sử dụng để chứng minh danh tính của công dân trong các giao dịch hành chính, kinh doanh và xã hội. Từ năm 2021, Việt Nam đã triển khai thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, giúp lưu trữ nhiều thông tin hơn và hỗ trợ việc sử dụng trong các dịch vụ công trực tuyến, giao dịch ngân hàng và các hoạt động khác một cách nhanh chóng, chính xác và tiện lợi hơn.

2. Có thể làm căn cước công dân cho con có tên nước ngoài được không ? 

Căn cứ theo Điều 19 Luật căn cước 2023, việc cấp thể căn cước công dân hiện nay được quy định như sau:

“1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.

2. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

3. Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu”.

Theo đó, thủ tục cấp căn cước hiện nay chỉ yêu cầu người được cấp là công dân Việt Nam mà không quy định là tên phải bằng tiếng Việt. Như vậy, khi có đủ hồ sơ để chứng minh quốc tịch của người cấp là Việt Nam thì cơ quan nhà nước phải tiến hành thủ tục cấp căn cước.

Hồ sơ ở đây có thể là giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, hộ chiếu cũng như các giấy tờ khác chứng minh danh tính, quan hệ gia đình.