1.Xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi buôn lậu gỗ
Căn cứ theo Điều 22 của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 41/2017/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản thì việc buôn lậu gỗ sẽ được xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA dưới 0,7m3.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ 0,7m3 đến 1m3.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ trên 1m3 đến 1,5m3; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IA có dưới 0,3m3.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ trên 1,5m3 đến 2m3; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IA có từ 0,3m3 đến 5m3.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ trên 2m3 đến 3m3; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IA có từ trên 0,5m3 đến 0,7m3.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ trên 3m3 đến 7m3; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IA có từ trên 0,7m3 đến 1m3.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ trên 7m3 đến 10m3; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IA có từ trên 1m3 đến 1,5m3.
– Ngoài các mức xử phạt như trên thì người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm trừ trường hợp mà gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng của gỗ trên thực tế đã vượt qua sai số cho phép theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có thể bị tịch thu phương tiện đối với căn cứ tùy vào mức độ và tính chất của việc vi phạm.
– Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc thực hiện các biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; bị buộc đưa ra khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc là tái xuất hàng hóa, phương tiện, vật phẩm. Ngoài ra, còn có thể bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã có được từ hành vi vi phạm hoặc là nộp lại số tiền có giá trị bằng với giá trị của phương tiện, tang vật vi phạm đã bị tiêu thụ, tiêu hủy trái quy định pháp luật, tẩu tán.
2.Hình phạt được áp dụng đối với tội buôn lậu gỗ
Người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
– Người phạm tội buôn lậu gỗ có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng, bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 20 năm căn cứ tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là làm một công việc nhất định trong thời gian từ 1 năm cho đến 5 năm, có thể bị tịch thu một phần hoặc là toàn bộ tài sản.
– Đặc biệt, đối với pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu gỗ có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng cho đến 15.000.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng cho đến 3 năm hoặc cũng có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Và pháp nhân thương mại cũng có thể bị áp dụng cả hình phạt bổ sung khi phạm phải tội này, đó là phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 300.000.000 đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc là cấm huy động vốn trong thời gian từ 1 năm cho đến 3 năm.