Pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng lao động chưa thành niên

Pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng lao động chưa thành niên

1 Thế nào là lao động chưa thành niên ?

Theo Điều 143 Bộ luật Lao động 2019, lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi. Nhóm lao động này được chia thành các đối tượng có nhu cầu bảo vệ khác nhau, phù hợp với độ tuổi, khả năng phát triển thể chất, trí tuệ, và nhận thức xã hội. Việc làm của lao động chưa thành niên cần phải đáp ứng các tiêu chí về an toàn, không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của các em.

Các nhóm lao động chưa thành niên:

  • Lao động chưa đủ 13 tuổi: chỉ được làm một số công việc cụ thể được quy định tại Khoản 3 điểu 145 Luật lao động 2019.
  • Lao động từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Lao động từ đủ 15tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại điều 147 Luật Lao động 2019.

2 Trách niệm của doanh nghiệp khi xử dụng lao động chưa thành niên

Khi ký kết hợp đồng lao đồng đối với lao động chưa thành niên doanh nghiệp phải đảm bảo hợp đồng được thực hiện bằng văn bản và được đồng ý bởi người đại diện hợp pháp của lao động đó . Ngoài ra , doanh nghiepj cần đảm bảo tuân thủ quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi và các phúc lợi cho lao động .

Theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp sử dụng lao động chưa thành niên phải đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các chế độ phúc lợi khác cho người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải lập danh sách theo dõi riêng, ghi đầy đủ thông tin về lao động chưa thành niên, bao gồm kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ và các chế độ phúc lợi.

3.Hậu quả pháp lý khi vi phạm quy định về sử dụng lao động chưa thành niên.

Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP, tùy theo mức độ vi phạm mà doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính lên đến 150.000.000 đồng. Ngoài xử phạt hành chính, doanh nghiệp còn có thể bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như bồi thường thiệt hại cho lao động hoặc bị đình chỉ kinh doanh.

Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của lao động chưa thành niên, doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự 2015.

Việc tuân thủ pháp luật về lao động chưa thành niên không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ và tuân thủ các quy định để không chỉ tránh được các chế tài xử phạt mà còn xây dựng một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và phù hợp cho sự phát triển của lao động trẻ.