Vụ việc nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh, từng tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia, đã gây ra nhiều tranh cãi do một phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội. Quang Vinh, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái), đã đăng tải một bài viết với nội dung thể hiện quan điểm cá nhân không phù hợp, liên quan đến quan điểm chính trị cá nhâniệc nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh, từng tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia, đã gây ra nhiều tranh cãi do một phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội. Quang Vinh, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái), đã đăng tải một bài viết với nội dung thể hiện quan điểm cá nhân không phù hợp, liên quan đến quan điểm chính trị cá nhân. Bài viết này đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ và lên án mạnh mẽ. Trước phản ứng tiêu cực từ dư luận, nam sinh đã xóa bài viết và đăng lời xin lỗi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng hành động này không đủ để xoa dịu tình hình. Các cơ quan chức năng, bao gồm Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái và công an tỉnh, đã vào cuộc để xác minh và xử lý vụ việc theo quy định pháp luật. Hiện nay, những vụ việc liên quan đến phát ngôn lệch chuẩn đang trở lên ngày càng nghiêm trọng, có thể kể đến một vài vụ việc của một vài cá nhân tương tự như: rapper B-ray, Nam Em… Vậy, pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể liên quan đến xử lý vi phạm với những phát ngôn lệch chuẩn, sai sự thật của các cá nhân trên phương tiện thông tin đại chúng ?
1. Các hành vi sẽ bị xử lý hành chính
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định các mức xử phạt tương ứng đối với từng nhóm hành vi vi phạm thông tin trên mạng như sau:
- Hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân của các trang tin điện tử vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng (Điểm a, Khoản 3, Điều 99).
- Hành vi chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng (Điểm a, Khoản 3, Điều 100).
- Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân (Điểm a, Khoản 1, Điều 101); cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân (Điểm d, Khoản 1, Điều 101) sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
- Hành vi giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điểm n, Khoản 3, Điều 102).
2. Các hành vi sẽ bị xử lý hình sự
Cũng tại Nghị định trên, các hành vi sau sẽ bị xử phạt hình sự:
- Hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân với mục đích nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị xử lý về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017; người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.
- Hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật, nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đó, khung hình phạt cao nhất sẽ lên đến 7 năm tù và có thể sẽ áp dụng cùng các hình phạt bổ sung như: phạt tiền từ 10 triệu đồng – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoăck làm một vàoi công việc nhất định từ 1 – 5 năm.