Hiện nay, sau khi nộp đơn khởi kiện và đã nộp tiền tạm ứng án phí cũng như án phí, nhiều người muốn thay đổi yêu cầu khởi kiện hoặc thậm chí rút đơn khởi kiện. Vậy khi đó, liệu người khởi kiện có được hoàn trả án phí đã nộp hay không ?
Trong vụ án dân sự sơ thẩm, người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện và án phí bị mất hay không sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của vụ án.
- Giai đoạn tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện: Theo điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trường hợp người khởi kiện rút đơn trong giai đoạn này, án phí vẫn chưa đến thời điểm phải nộp tạm ứng (thời điểm nộp tạm ứng án phí là khi Thẩm phán thụ lý vụ án) nên khi đó nguyên đơn sẽ đương nhiên không mất án phí.
- Giai đoạn đang giải quyết vụ án dân sự: Trước hết, vụ án sẽ được đình chỉ trong trường hợp nguyên đơn rút đơn. Sau đó, căn cứ khoản 2 Điều 215 Bộ luật Tố tụng dân sự, tiền tạm ứng án phí sẽ được gửi tại Kho bạc Nhà nước và xử lý khi Tòa tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
- Giai đoạn đưa vụ án ra xét xử: Nếu nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn khai mạc phiên tòa và được Hội đồng xét xử chấp nhận do đương sự rút đơn tự nguyện thì vụ án sẽ được đình chỉ xét xử với phần yêu cầu đã rút. Khi đó, theo khoản 2 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH. tiền tạm ứng án phí sẽ được trả lại cho người đã nộp, các đương sự không phải nộp án phí dân sự.
- Giai đoạn trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm: Cần xem xét đến ý kiến của bị đơn căn cứ theo khoản 1 Điều 199 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Bị đơn không đồng ý: nguyên đơn không được chấp nhận việc rút đơn khởi kiện
- Bị đơn đồng ý: Hủy án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án
Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Toà án sơ thẩm. Đồng thời, các đương sự cũng phải chịu ½ án phí phúc thẩm.