1. Như nào là tảo hôn
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tảo hôn là việc một hoặc cả hai bên nam , nữ kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của luật này (Nam từ đủ 20 tuổi , nữ từ đủ 18 tuổi )
Tảo hôn không những vi phạm các quy định của pháp luật mà còn gây ra nhiều hệ quả về sức khỏe , tâm lý của các cá nhân liên quan thậm chí ảnh hưởng xấu đến xã hội khi nó hạn chế cơ hội được tiếp cận giáo dục . Chính vì vậy , có những quy địnhj pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân trẻ để họ có thể phát triển đầy đủ trước khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân .
2.Những hậu quả của việc tảo hôn
2.1 Hậu quả về mặt pháp lý
-Xử lý hành chính :
Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
-Xử lý hình sự :
+ Người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ Luật Hình sự :
+ Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2.2 Những hậu quả khác
-Hậu quả cho cá nhân : Khi cơ thể chưa được phát triển toàn diện có thể gây nguy hiểm khi mang thai và khi sinh cho cả mẹ và con . Khi kết hôn sớm đồng nghĩa với việc những cá nhân này sẽ bị hạn chế đi cơ hội được học tập , tiếp cận với giáo dục . Việc tảo hôn còn gây ra gánh nặng tâm lý khi phải có trách nhiệm gia đình từ quá sớm .
-Hậu quả cho xã hội :
+Việc kết hôn sớm thường đồng nghĩa với việc bỏ dở học tập từ đó dẫn đến việc khó có đủ kiến thức để bước vào thị trường lao đông làm giảm khả năng đóng góp vào phát triển kinh tế.
+Những người kết hôn khi quá trẻ thường khó khăn trong việc dạy dỗ con cái , duy trì hôn nhân ổn đinh …
3. Trường hợp tảo hôn được công nhận vợ chồng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các trường hợp kết hôn trái với quy định pháp luật, bao gồm cả tảo hôn, vẫn có thể được công nhận là quan hệ vợ chồng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
– Hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân.
Khi đó, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.