Xử lý đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự

Xử lý đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Thế nào là hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự ?

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành  vi cố ý không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến quân sự mà pháp luật quy định . Đây là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm .

Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự quy định:

Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.

5. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.

6. Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.”

Như vậy, việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi bị nghiêm cấm . Nếu vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. xử lý đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự

2.1 Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 7 Điều  1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, người vi phạm quy đubgh về nhập ngũ sẽ bị phạt hành chính cụ thể như sau :

–  Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng

-Gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiên nhập ngũ theo quy định bị phạt tiền từ 40-50 triệu đồng.

-Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trừ các trường hợp nêu trên bị phạt tiền từ 50-70 triệu đông .

Ngoài phạt tiền, người có một trong các hành vi nêu trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả dó là bắt buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ .

2.2 Trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 332 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự :

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Như vậy, theo quy định trên nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính rồi mà vẫn tái phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.