Nơi thường trú và nơi tạm trú khác nhau như thế nào ?

Nơi thường trú và nơi tạm trú khác nhau như thế nào ?

1.Nơi thường trú

Theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020, “Nơi thường trú” được hiểu là nơi công dân sinh sống lâu dài, ổn định và đã được đăng kí với cơ quan chức năng. Đây là nơi một công dân gắn bó lâu dài, xây dựng cuộc sống và có nhưng hoạt động xã hội. Đó sẽ là cơ sở để xác định các quyền lợi của công dân cũng như là nơi cơ quan quản lý dân cư sẽ xác định để thực hiện các thủ

Như vậy, nơi thường trú là nơi cư dân sinh sống thể hiện tính lâu dài, được đăng ký và gắn liền với các quyền lợi của công dân.

2.Nơi tạm trú

Theo Điều 2 Luật Cư trú, “Nơi tạm trú” là nơi công dân sinh sống tạm thời, ngoài phạm vi nơi thường trú họ đã đăng ký. Tức là, nơi tạm trú là nơi công dân chỉ sinh sông trong một khoảng thời gian nhất định vì một sô lý do như công việc, học tập,… Việc đăng ký tạm trú giúp các cơ quan quản lý nắm bắt được tình hình cư trú của công dân trong khu vực, góp phần đảm bảo việc thực hiện các quyền lợi và chính sách.

Theo khoản 10 Điều 2 Luật Cư trú 2020, “nơi ở hiện tại ” là nơi công dân đang sinh sống thường xuyên, có thể là nơi thường trú cũng có thể là nơi tạm trú. Trong trường hợp công dân không có nơi thường trú và nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại sẽ là nơi công dân đang sinh sống thực tế.

Tóm lại, công dân có thể chọn sinh sống ở nơi tạm trú hoặc nơi thường trú. Tuy nhiên, trong khi nơi thường trú thể hiện tính ổn định và lâu dài hơn, đã được đăng ký còn nơi tạm trú chỉ là nơi cư trú tạm thời.

3. So sánh nơi thường trú và nơi tạm trú 

  • Khái niệm
    • Nơi thường trú: theo khoản 8 Điều 2, nơi thường trú là địa điểm cư dân sinh sống ổn định lâu dài và đã được đăng ký.
    • Nơi tạm trú: là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định vì một số lý do và đã được đnagư ký tạm trú.
  • Điều kiện đăng ký
    • Đăng ký thường trú: theo điều 20 Luật cư trú 2020, công dân cần có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình  hoặc có sự đồng ý của chủ hộ sở hữu chỗ ở hợp pháp trong các trường hợp cụ thể, công dân cũng có thể đăng ký thường trú tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.
    • Đăng ký tạm trú: Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020,  công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã hội nơi đã đăng ký thường t rú từ 30 ngày trở lên phải thực hiện đăng ký tạm trú.
  • Thời hạn cư trú
    • ​Nơi thường trú có thời hạn ổn định và lâu dài. Công dân có thể cư trú lâu dài tại nơi này mà không cần phải gia hạn định kỳ (Khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020).
    • ​Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể được gia hạn nhiều lần theo nhu cầu của công dân (Khoản 2 Điều 27 Luật Cư trú 2020). Điều này cho phép công dân điều chỉnh thời gian tạm trú của họ dựa trên các yêu cầu cụ thể của cuộc sống hoặc công việc.

Như vậy, nơi thường trú và nơi tạm trú khác nhau ở thời gian sinh sống, mục đích và quyền lợi. Việc phân biệt rõ hai khái niệm này rất quan trọng để thực hiện đúng các thủ tục hành chính và hưởng đầy đủ quyền lợi của mình.