Hỏi: Tôi là 1 nhạc sĩ, tôi thường xuyên bị ăn cắp sản phẩm, đạo nhái sản phẩm của mình. Nay tôi muốn hỏi luật sư là tôi muốn bảo hộ bản quyền tác giả thì thủ tục như thế nào. xin cảm ơn
Luật Toàn Long hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả như sau:
1. Khái niệm
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
2. Các loại hình bảo hộ
a, Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa
b, Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
c, Tác phẩm báo chí
d, Tác phẩm âm nhạc
đ, Tác phẩm sân khấu
e, Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
g, Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
h, Tác phẩm nhiếp ảnh
i, Tác phẩm kiến trúc
k, Bản họa đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học
l, Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
m, Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
3. Nội dung liên quan đến tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân
– Đặt tên cho tác phẩm
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản
– Làm tác phẩm phái sinh
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
– Sao chép tác phẩm
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
4. Đăng ký quyền tác giả
– Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (gọi chung là đơn) tại Cục Bản quyền tác giả để ghi nhận thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
– Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan.
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
5. Hồ sơ đăng ký
– Tờ khai đăng ký (01 bản)
– Bản sao tác phẩm hoặc bản định hình đối với quyền liên quan (02 bản)
– Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác nộp đơn)
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, căn cứ xác lập quyền
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có)
– Văn bằng đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu thuộc sở hữu chung)
– Bản sao Đăng ký kinh doanh/CMT của chủ sở hữu hoặc các tác giả.
6. Thủ tục
Bước 1: Nộp hồ sơ về Cục Bản quyền tác giả
Bước 2: Nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ từ Cục Bản quyền tác giả
Bước 3: Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Toàn Long, trường hợp quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và không nắm rõ các thủ tục cần thực hiện. Do đó, quý khách có thể ủy quyền cho Luật Toàn Long để thay mặt thực hiện các thủ tục một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả. Luật Toàn Long với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tận tâm và tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí, thời gian của Qúy khách hàng.
1. Khái niệm
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
2. Các loại hình bảo hộ
a, Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa
b, Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
c, Tác phẩm báo chí
d, Tác phẩm âm nhạc
đ, Tác phẩm sân khấu
e, Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
g, Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
h, Tác phẩm nhiếp ảnh
i, Tác phẩm kiến trúc
k, Bản họa đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học
l, Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
m, Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
3. Nội dung liên quan đến tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân
– Đặt tên cho tác phẩm
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản
– Làm tác phẩm phái sinh
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
– Sao chép tác phẩm
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
4. Đăng ký quyền tác giả
– Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (gọi chung là đơn) tại Cục Bản quyền tác giả để ghi nhận thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
– Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan.
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
5. Hồ sơ đăng ký
– Tờ khai đăng ký (01 bản)
– Bản sao tác phẩm hoặc bản định hình đối với quyền liên quan (02 bản)
– Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác nộp đơn)
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, căn cứ xác lập quyền
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có)
– Văn bằng đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu thuộc sở hữu chung)
– Bản sao Đăng ký kinh doanh/CMT của chủ sở hữu hoặc các tác giả.
6. Thủ tục
Bước 1: Nộp hồ sơ về Cục Bản quyền tác giả
Bước 2: Nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ từ Cục Bản quyền tác giả
Bước 3: Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Toàn Long, trường hợp quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và không nắm rõ các thủ tục cần thực hiện. Do đó, quý khách có thể ủy quyền cho Luật Toàn Long để thay mặt thực hiện các thủ tục một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả. Luật Toàn Long với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tận tâm và tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí, thời gian của Qúy khách hàng.