1. Thế nào là trốn thuế?
Theo đó, có thể hiểu trốn thuế là hành vi cá nhân hoặc doanh nghiệp cố ý vi phạm các quy định của pháp luật về thuế để tránh nộp thuế hoặc giảm bớt số thuế phải nộp. Điều này có thể diễn ra thông qua việc khai báo sai thu nhập, không khai thu nhập, ghi sai các chi phí hoặc lợi dụng các lỗ hổng trong hệ thống thuế để giảm mức thuế phải trả. Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
2. Thế nào là tránh thuế?
Tránh thuế có thể được hiểu là các hành vi tối ưu hóa về thuế, sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tối đa số tiền thuế phải nộp trong khung pháp lý cho phép. Các phương pháp tránh thuế có thể kể đến như: lựa chọn hình thức doanh nghiệp, đầu tư vào các dự án có ưu đãi thuế, tận dụng các khoản khấu trừ…
Mặc dù về bản chất, pháp luật hiện nay chưa có quy định nghiêm cấm các hành vi tránh thuế xong đây cũng được đánh giá là việc làm tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần có sự nghiên cứu, tính toán cẩn thận trước khi thực hiện để tránh bị thanh tra, xử phạt.
3. Sự khác nhau giữa trốn thuế và tránh thuế?
Tiêu chí |
Trốn thuế |
Tránh thuế |
Mục đích |
Giảm thiểu hoặc không nộp số tiền thuế |
Giảm thiểu số tiền thuế phải nộp |
Phương pháp thực hiện |
Cố ý vi phạm pháp luật về thuế |
Sử dụng các lỗ hổng hợp pháp trong hệ thống pháp luật |
Hậu quả |
Trốn thuế là hành vi phạm pháp, có thể dẫn đến các hình phạt hành chính, phạt tiền hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ nghiêm trọng. |
Tránh thuế không bị coi là hành vi phạm pháp, nhưng có thể làm giảm nguồn thu ngân sách quốc gia và gây tranh cãi về tính công bằng trong xã hội. |
Ví dụ:
- Hành vi trốn thuế: Công ty A không khai báo toàn bộ thu nhập, sử dụng hoá đơn giả, khai khống chi phí để giảm số thuế phải nộp.
- Hành vi tránh thuế: Công ty B sử dụng các quy định miễn giảm thuế, chuyển lợi nhuận sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn (tax haven), tận dụng các ưu đãi thuế của chính phủ.
Tóm lại, mặc dù cả trốn thuế và tránh thuế đều nhằm mục đích giảm gánh nặng thuế, nhưng chúng khác biệt rõ rệt về tính chất pháp lý và đạo đức. Trốn thuế là hành vi phạm pháp nghiêm trọng, làm suy yếu hệ thống tài chính quốc gia và gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Trong khi đó, tránh thuế, dù không vi phạm pháp luật, lại đặt ra câu hỏi về tính công bằng và đạo đức trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Việc hiểu và phân biệt hai khái niệm này giúp nâng cao nhận thức về trách nhiệm đóng góp thuế, từ đó thúc đẩy sự minh bạch và công bằng trong quản lý tài chính.