Theo Luật Sở hữu trí tuệ, tên thương mại là một trong những đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu tên thương mại được xác lập dựa trên cơ sở hợp pháp của tên thương mại đó. Thực tế, có rất nhiều các hành vi xâm phạm đến quyền đối với tên thương mại và pháp luật nước ta hiện nay cũng quy định cụ thể các hành vi xâm phạm nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại. Trong bài viết dưới đây, Luật Toàn Long sẽ trình bày những nội dung pháp lý có liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại.
Tên thương mại là gì?
Điều 4 khoản 21 Luật Sở hữu trí tuệ quy định tên thương mại là tên của tổ chức, cá nhân dùng trong các hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Cũng tại khoản này quy định khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ, tên thương mại là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời quy định quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
Điều kiện để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại
Theo quy định tại Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ là tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Ngoài ra, Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ quy định tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp được các điều kiện sau:
Điều 4 khoản 21 Luật Sở hữu trí tuệ quy định tên thương mại là tên của tổ chức, cá nhân dùng trong các hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Cũng tại khoản này quy định khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ, tên thương mại là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời quy định quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
Điều kiện để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại
Theo quy định tại Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ là tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Ngoài ra, Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ quy định tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp được các điều kiện sau:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ các trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây ra nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng một lĩnh vực hoặc khu vực kinh doanh;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trướng ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là tên thương mại bao gồm: tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc là các chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì cũng sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Lưu ý: Tên thương mại dù thuộc đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại
Theo Điều 129 khoản 2 Luật Sở hữu trí tuệ quy định mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại được đánh giá dựa trên các yếu tố:
Lưu ý: Tên thương mại dù thuộc đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại
Theo Điều 129 khoản 2 Luật Sở hữu trí tuệ quy định mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại được đánh giá dựa trên các yếu tố:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ;
- Sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự;
- Gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại.
Ngoài ra, việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại cần phải tuân thu theo quy định tại Điều 72 và Điều 79 Nghị định 65/2023/NĐ–CP.
Yếu tố xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Theo Điều 79 Nghị định 65/2023/NĐ–CP quy định để xác hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại cần dựa vào các yếu tố sau:
Yếu tố xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Theo Điều 79 Nghị định 65/2023/NĐ–CP quy định để xác hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại cần dựa vào các yếu tố sau:
- Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu hoặc các phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác trùng hoặc tương tự tới mức gây ra nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
- Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại một cách hợp pháp. Trong đó xác định cụ thể về chủ thể, cơ sở, hoạt động và sản phẩm kinh doanh, dịch vụ mang tên thương mại.
- Để xác định dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và cần phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ dựa trên căn cứ như sau:
– Dấu hiệu nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây ra nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, cách phát âm cũng như phiên âm đối với chữ cái gây nhầm lẫn cho người dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;
– Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.
Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 11/2015/TT – BKHCN quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp những căn cứ được coi là để xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại như sau:
– Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.
Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 11/2015/TT – BKHCN quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp những căn cứ được coi là để xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại như sau:
Yếu tố xâm phạm
Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm hoặc dịch vụ mang tên thương mại, cụ thể:
- Chứng cứ chứng minh tên thương mại đó được sử dụng tại khu vực kinh doanh (ví dụ: được sử dụng tại nơi có khách hàng, bạn hàng hoặc có danh tiếng thông qua quảng cáo, tiếp thị hoặc phân phối) trong lĩnh vực kinh doanh hợp pháp được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đăng ký mã số thuế, điều lệ của công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý;
- Thời điểm bắt đầu sử dụng và quá trình sử dụng tên thương mãi đó đã và đang được bạn hàng, khách hàng biết đến thông qua hàng hóa, dịch vụ, hoạt động kinh doanh. Ví dụ như: tên thương mại được sử dụng trên hàng hóa, hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, tài liệu giao dịch kinh doanh, tài liệu quảng cáo, tờ khai hải quan hoặc chứng từ thu nộp thuế và các giấy tờ giao dịch khác.
Chứng cứ sử dụng tên thương mại hợp pháp trong kinh doanh
Theo Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ quy định việc sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì và phương tiện cung cấp dịch vụ quảng cáo.
Chứng cứ sử dụng tên thương mại hợp pháp bao gồm:
Theo Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ quy định việc sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì và phương tiện cung cấp dịch vụ quảng cáo.
Chứng cứ sử dụng tên thương mại hợp pháp bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Đăng ký mã số thuế;
- Điều lệ của công ty được coi là chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại.
Tên cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp ghi trong các giấy phép được nêu ở trên chỉ được coi là tên thương mại khi có các tài liệu chứng minh tên cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đó được sử dụng trong thực tế hoạt động kinh doanh hợp pháp và đáp ứng đủ các điều kiện được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Mức phạt đối với xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại
Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ–CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức phạt đối với hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại cụ thể: phạt tiền từ mức thấp nhất là 500.000 đồng đến cao nhất là 250.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm tùy theo các mức độ vi phạm khác nhau được quy định tại Nghị định này.
Ngoài ra, khi vi phạm quyền đối với tên thương mại còn có các hình thức phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 1 tháng đến 3 tháng đối với các hành vi vi phạm khoản 15 của Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ–CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP và có các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả theo quy định.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, mức phạt tối đa là 250.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm nhưng là một tổ chức thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức tiền phạt đối với cá nhân, tối đa là 500.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Toàn Long, trường hợp quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và không nắm rõ các thủ tục cần thực hiện. Do đó, quý khách có thể ủy quyền cho Luật Toàn Long để thay mặt thực hiện các thủ tục một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả. Luật Toàn Long với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tận tâm và tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí, thời gian của Qúy khách hàng.
Mức phạt đối với xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại
Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ–CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức phạt đối với hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại cụ thể: phạt tiền từ mức thấp nhất là 500.000 đồng đến cao nhất là 250.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm tùy theo các mức độ vi phạm khác nhau được quy định tại Nghị định này.
Ngoài ra, khi vi phạm quyền đối với tên thương mại còn có các hình thức phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 1 tháng đến 3 tháng đối với các hành vi vi phạm khoản 15 của Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ–CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP và có các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả theo quy định.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, mức phạt tối đa là 250.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm nhưng là một tổ chức thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức tiền phạt đối với cá nhân, tối đa là 500.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Toàn Long, trường hợp quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và không nắm rõ các thủ tục cần thực hiện. Do đó, quý khách có thể ủy quyền cho Luật Toàn Long để thay mặt thực hiện các thủ tục một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả. Luật Toàn Long với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tận tâm và tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí, thời gian của Qúy khách hàng.